Tất tần tật về nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn, 3 ngăn và những điều cần biết

Tất tần tật về nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn, 3 ngăn và những điều cần biết

Nhà vệ sinh tự hoại được sử dụng phổ biến với khả năng xử lý chất thải nhanh chóng. Đồng thời đem đến tính thẩm mỹ cao tạo nên không gian hiện đại, tiện nghi hơn cho ngôi nhà.

Hiện nay, đối hầu hết các gia đình luôn ưu tiên việc sử dụng nhà vệ sinh tự hoại bởi những lợi ích đem đến và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Loại hình nhà vệ sinh này không chỉ đáp ứng nhu cầu vệ sinh mỗi cá nhân mà vừa tạo nên một không gian hiện đại, tiện nghi hơn. Vậy nhà vệ sinh tự hoại có khái niệm như thế nào? Cách xây nhà vệ sinh tự hoại ra sao? Hãy cùng EcoClean tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

Nhà vệ sinh tự hoại là gì?

nha-ve-sinh-tu-hoai

Nhà vệ sinh tự hoại là một kiểu nhà vệ sinh trong khoảng thời gian gần đây được sử dụng rất phổ biến. Những loại chất thải ở hầm tự hoại sẽ bị phân hủy theo thời gian và theo ống thoát nước chảy ra ngoài.

Khi sử dụng thì nước thải ở bồn cầu sẽ được dẫn trực tiếp theo một loại đường ống thoát lớn để đi vào hầm tự hoại (bể phốt). Phần nước thải sẽ được xử lý dưới dạng sinh học yếm khí. Những chất thải cặn bã lúc này sẽ được lắng xuống bên dưới đáy bể, phần nước sẽ nổi lên và chảy ra ngoài theo ống dẫn.

Cấu tạo nhà vệ sinh tự hoại

Hiện nay, trên thị trường gồm có 2 kiểu nhà vệ sinh tự hoại được sử dụng phổ biến nhất đó là dạng nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn và nhà vệ sinh tự hoại 3 ngăn. Cấu tạo của mỗi kiểu sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

nha-ve-sinh-tu-hoai

Nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn

Đối với kiểu nhà vệ sinh 2 ngăn thì sẽ sử dụng dạng bể tự hoại có 2 ngăn. Thường thì những hầm nhà vệ sinh tự hoại sẽ được xây dựng hay được lắp đặt với nhiều kiểu kích thước khác nhau, phổ biến hiện nay là dạng hình trụ tròn và hình hộp.

Theo đúng chuẩn thì bể nhà vệ sinh này được chia thành 2 phần: Phần bể chứa chiếm ⅔ diện tích, phần bể lắng chiếm ⅓ thể tích còn lại.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí tối đa
  • Phù hợp với diện tích xây nhà phổ biến bởi nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn có diện tích nhỏ
  • Xử lý chất thải nhanh chóng với sức chứa lớn
  • Đảm bảo nước thải không bị tắc nghẽn

Nhược điểm:

  • Dễ có khả năng bị rò rỉ chất thải ra môi trường khiến nguồn nước ngầm dễ bị ô nhiễm.

Nhà vệ sinh tự hoại 3 ngăn

Kiểu nhà vệ sinh tự hoại 3 ngăn này sẽ dùng bể phốt dạng 3 ngăn lọc để xử lý toàn bộ lượng chất thải. Cấu tạo dạng 3 ngăn sẽ được chia dựa theo tỷ lệ sau đây:

  • Ngăn chứa: ½ thể tích
  • Ngăn lắng: ¼ thể tích
  • Ngăn lọc: ¼ thể tích

Tất cả những ngăn này sẽ được trực tiếp kết nối với nhau bởi một đường ống hình chữ U và vị trí đặt ống này sẽ thấp hơn so với vách chia khoảng từ 5 - 7cm.

Ưu điểm:

  • Thiết kế góp phần gia tăng bề mặt tiếp xúc của các vi sinh vật với chất thải, gia tăng khả năng phân hủy và khối lượng chất thải
  • Thuận tiện cho khâu sửa chữa, bảo trì nhờ thiết kế đường hút chất thải riêng
  • Có khả năng chống thấm rất tốt, hạn chế khả năng chất thải rò rỉ ra bên ngoài

Nhược điểm:

  • Không thật sự phù hợp với những nhà vệ sinh có quy mô nhỏ
  • Dễ bị mục do tác động của môi trường dưới lòng đất

Cách xây nhà vệ sinh tự hoại đúng chuẩn

xay-nha-ve-sinh-tu-hoai

Sau khi đã tìm hiểu đôi nét về nhà vệ sinh tự hoại. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ cách xây nhà vệ sinh kiểu này hiệu quả nhất. Cụ thể:

  • Bể phốt: Xây tường đôi có độ dày khoảng 20cm. Xây dạng so le, không xây hàng dọc các đường gạch. Mạch vữa cần phải no và có mức độ đồng đều, miết thật kỹ để có thể đảm bảo tường không bị nghiêng và phải thẳng.
  • Mặt ngoài và trong của bể sẽ phải trát thật kỹ xi măng, lớp bên ngoài và phần đáy bể cần được trát lớp chống thấm để hạn chế sự khuếch tán của hơi nước trong bể phát ra mùi hôi và ảnh hưởng bầu không khí.
  • Phần bể có kích thước lớn thì cần gia cố bằng thép để đổ bê tông và đảm bảo kết cấu công trình.
  • Nếu mực nước thuộc gầm cao, chèn thêm một lớp đất sét dày khoảng 15 - 17cm ở quanh bể
  • Đặt tấm lưới bằng inox hoặc thép chống thấm, chống nứt vào trong lớp vữa sau khi đã trát mặt trong của tường bể. Lúc này, một phần lưới sẽ nằm bên trên đáy bể khoảng 20cm
  • Nếu mực nước ngầm ở mức cao thì cần chèn thêm lớp đất sét dày từ 15 - 17cm xung quanh bể
  • Đáy của bể phốt được làm bằng bê tông, đổ dạng khối liền và dầm bao quanh chu vi của bể ở phần chân tường. Ngoài ra, để tăng khả năng chống thấm thì độ dày tối thiểu của đáy phải đạt 10cm
  • Phần kim loại ở bên trong hầm phải sơn 2 lớp chống rỉ sau khi đã lắp đặt. Từ đó giúp nhà hầm đảm bảo độ bền bỉ
  • Những chi tiết ống qua tường cần phải được hàn sẵn và chèn kỹ bởi bê tông sỏi nhỏ M200 hoặc bằng sỏi gioăng cao su có thể chịu nước
  • Sau khi tiến hành thi công, đổ nước đầy bể và theo dõi khoảng 2 ngày trước khi xây phần trên của nhà vệ sinh. Việc đổ nước đó không chỉ kiểm tra bể có bị rò rỉ không mà còn giúp tránh tình trạng đẩy nổi của nước ngầm làm nứt, vỡ bể.

Chi phí xây nhà vệ sinh tự hoại bao nhiêu?

Để có thể nhanh chóng tính toán được mức chi phí xây dựng nhà vệ sinh tự hoại và xác định diện tích bể phốt, diện tích nhà vệ sinh, những vật dụng, thiết bị được dùng ở trong nhà vệ . Tùy thuộc vào mỗi mức diện tích khác nhau cũng như việc dùng những vật liệu, thiết bị mà mức chi phí xây sẽ khác nhau. 

Đối với những dạng bình dân, đáp ứng đủ yêu cầu mà không cần dùng quá nhiều vật liệu:

  • Nếu đã có bể phốt thì mức chi phí xây dựng thường ở mức từ 10 - 15 triệu.
  • Nếu chưa có bể phốt thì mức chi phí xây dựng sẽ ở mức từ 13 - 20 triệu.

Lời kết

Bài viết là tất cả thông tin liên quan đến nhà vệ sinh tự hoại. Hy vọng với những chia sẻ trên của EcoClean sẽ đem đến tới bạn những kiến thức bổ ích nhất để có thể vận dụng vào quá trình chọn và xây dựng nhà vệ sinh sau này.

 

Bình luận (0):

Viết bình luận

Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!