Checklist vệ sinh tòa nhà là gì? Những mẫu checklist phổ biến hiện nay

Checklist vệ sinh tòa nhà là gì? Những mẫu checklist phổ biến hiện nay

Mẫu checklist vệ sinh tòa nhà cụ thể và chi tiết là một công cụ nhằm hỗ trợ ban quản lý tòa nhà có thể kiểm soát dễ dàng quy trình làm việc của đội ngũ nhân viên làm vệ sinh. Hãy cùng EcoClean tìm hiểu về loại biểu mẫu này một cách chi tiết nhất qua bài chia sẻ dưới đây.

Checklist vệ sinh tòa nhà là gì?

checklist-cong-viec-ve-sinh-toa-nha

Checklist vệ sinh tòa nhà là một công việc được thực hiện hướng tới những mục tiêu đã đặt ra để công việc không bị sót. Theo vậy, checklist vệ sinh tòa nhà chính là danh sách toàn bộ thiết bị, khu vực và vị trí cần vệ sinh. Có thể chia cụ thể như sau:

  • Checklist mỗi ngày
  • Checklist mỗi tuần
  • Checklist mỗi tháng

Nhờ vào công việc checklist này mà những công việc vệ sinh đều được hoàn thành theo đúng chuẩn mực và đầy đủ. Hiện tại, đa số những đơn vị vệ sinh đều dùng checklist vào trong quy trình của nhân viên làm việc. Điều đó không những hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ vệ sinh của tòa nhà mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp của đơn vị.

Lợi ích của việc Checklist vệ sinh tòa nhà

Sẽ không có ai có thể nhớ quá nhiều công việc cùng một lúc. Đối với người giám sát vệ sinh, nhân viên vệ sinh cũng khó có thể nhớ được tất cả những nơi cần phải làm sạch. Checklist chính là một giải pháp giúp bạn không bỏ sót công việc. 

Công việc này chỉ là việc rà soát những hạng mục chưa thực hiện. Đánh dấu vào những hạng mục đã thực hiện. Làm đầy đủ những hạng mục trong danh sách thì tòa nhà sẽ luôn có một diện mạo chuyên nghiệp và sạch đẹp.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể dựa vào checklist để theo dõi, kiểm tra khối lượng và chất lượng đơn vị đó cung cấp. Checklist càng liệt kê đầy đủ, chi tiết càng chứng tỏ đơn vị vệ sinh chất lượng và chuyên nghiệp.

Tiêu chí của một bảng checklist vệ sinh tòa nhà

Checklist vệ sinh tòa nhà có tác dụng nhân viên thực hiện đầy đủ những công việc đã được phân công. Mẫu checklist này còn giúp ban quản lý dễ dàng giám sát và theo dõi tình trạng vệ sinh tòa nhà. Để đảm bảo những công việc đó được thực hiện đầy đủ, bảng kiểm tra này cần đảm bảo những tiêu chí sau:

  • Tên phiếu: Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về khu vực cần kiểm tra để dễ dàng trong việc quản lý
  • Tên nhân viên và người giám sát: Xác định được ai là nhân viên và ai là người giám sát để tiện lợi hơn trong việc kiểm tra và đánh giá.
  • Ngày/giờ: Xác định chính xác ngày/giờ cụ thể để kiểm tra vệ sinh.
  • Ghi chú: Đây là phần để người kiểm tra có thể ghi lại toàn bộ thông tin cần thiết.

 

Thực tế, mỗi tòa nhà sẽ có thiết kế khác nhau nhưng tổng quan sẽ gồm có những khu vực chung như: phòng vệ sinh, sảnh chính, nhà giữ xe,...Căn cứ vào các khu vực, khi kiểm tra vệ sinh tòa nhà, ban quản lý sẽ thống kê khu vực cần kiểm tra và chọn mẫu checklist phù hợp.

Phân chia thời gian, khu vực khi checklist vệ sinh tòa nhà

Đối với những tòa nhà quy mô nhỏ, bạn có thể sử dụng mẫu checklist bao gồm những hạng mục trong một bảng duy nhất. Mỗi tháng bạn sẽ có một bộ checklist khu vực vệ sinh cho 4 tuần. Trong bảng kiểm tra đó sẽ có đầy đủ hạng mục cần được vệ sinh theo ngày, tuần và tháng.

Đối với những tòa nhà có quy mô lớn, tiêu biểu ở đây là những tòa nhà nhiều tầng, nhiều sảnh, nhiều hành lang và văn phòng. Công tác kiểm tra vệ sinh cần chia thành từng khu vực khác nhau, ở mỗi khu vực sẽ có bảng liệt kê tất cả những vật dụng, vị trí cần vệ sinh. Mỗi khu vực cần thể hiện rõ nhân viên giám sát để việc theo dõi và đánh giá công việc nhanh chóng hơn.

Những mẫu checklist vệ sinh tòa nhà phổ biến

Sau đây là những mẫu checklist vệ sinh tòa nhà cơ bản dành cho những tòa nhà có quy mô nhỏ và lớn bạn có thể tham khảo:

1. Mẫu checklist vệ sinh tòa nhà hàng ngày

Với biểu mẫu này công việc vệ sinh sẽ được chia cụ thể những khu vực khác nhau. Từ đó việc kiểm tra, quản lý trở nên dễ dàng hơn. Những khu vực cần theo dõi và kiểm tra việc vệ sinh văn phòng hàng ngày gồm có:

  • Cửa ra vào
  • Vách kính
  • Cửa sổ
  • Tường
  • Sàn
  • Phòng làm việc
  • Cầu thang
  • Bàn làm việc
  • Phòng họp
  • Ghế chờ
  • Toilet
  • Thùng rác

 

Mẫu này được sử dụng bởi 3 mức độ đánh giá thang điểm ĐẠT, KHÔNG ĐẠT, KHÔNG LÀM

2. Mẫu checklist vệ sinh tòa nhà khu vực tầng hầm

Ban quản lý của các tòa nhà cần kiểm tra vấn đề vệ sinh ở tất cả khu vực trong tòa nhà và gồm cả tầng hầm. Quy trình kiểm tra vệ sinh tòa nhà khu vực này sẽ gồm có những hạng mục dưới đây:

  • Cầu thang
  • Sàn
  • Dốc hầm
  • Sảnh thang máy
  • Thiết bị gắn tường
  • Biển báo
  • Thiết bị thông gió
  • Thiết bị cứu hỏa

Bảng checklist tòa nhà theo khu vực tầng hầm được sử dụng bởi 3 mức độ đánh giá thang điểm ĐẠT, KHÔNG ĐẠT, KHÔNG LÀM

3. Mẫu checklist vệ sinh hành lang 

Hành lang là nơi có nhiều nhân viên, khách hàng đi qua hàng ngày. Mẫu checklist này sẽ kiểm tra những khu vực như sau:

  • Sàn
  • Cầu thang
  • Trần nhà
  • Sảnh thang máy
  • Cửa ra vào
  • Cửa sổ
  • Vách kính
  • Thiết bị cứu hỏa
  • Biển báo
  • Thùng rác

Bảng checklist tòa nhà theo khu vực hành lang được sử dụng bởi 3 mức độ đánh giá thang điểm ĐẠT, KHÔNG ĐẠT, KHÔNG LÀM

4.  Mẫu checklist vệ sinh khu vực sảnh tòa nhà

Sảnh tòa nhà là nơi tiếp khách trực tiếp, do vậy đây là nơi cần thường xuyên vệ sinh. Những vị trí cần kiểm tra như sau:

  • Sàn
  • Trần nhà
  • Cửa ra vào
  • Bậc tam cấp
  • Vách kính
  • Quầy lễ tân
  • Biển báo
  • Thiết bị gắn tiền
  • Thiết bị cứu hỏa
  • Ghế chờ
  • Tủ thư

Bảng checklist tòa nhà theo khu vực sảnh tòa nhà được sử dụng bởi 3 mức độ đánh giá thang điểm ĐẠT, KHÔNG ĐẠT, KHÔNG LÀM.

5. Mẫu checklist vệ sinh khu vực ngoại cảnh

Khu vực  ngoại cảnh chính là bộ mặt của tòa nhà. Những vị trí cần được kiểm tra vệ sinh sẽ gồm có:

  • Vỉa hè
  • Lòng đường
  • Đài phun nước
  • Khu vui chơi
  • Chốt bảo vệ
  • Biển báo
  • Thùng rác
  • Thiết bị cứu hỏa
  • Băng ghế

Bảng checklist tòa nhà theo khu vực ngoại cảnh tòa nhà được sử dụng bởi 3 mức độ đánh giá thang điểm ĐẠT, KHÔNG ĐẠT, KHÔNG LÀM.

6. Mẫu checklist vệ sinh khu vực Toilet

Khu vực Toilet nếu không được vệ sinh hàng ngày có thể gây nên nhiều mùi khó chịu và dễ gây bệnh. Do vậy, ban quản lý cần kiểm tra kỹ càng những khu vực dưới đây để Toilet luôn được vệ sinh:

  • Gương
  • Cửa
  • Sàn
  • Tường
  • Bồn rửa tay
  • Bồn vệ sinh
  • Xà bông
  • Giấy
  • Thùng rác

Bảng checklist tòa nhà theo khu vực Toilet tòa nhà được sử dụng bởi 3 mức độ đánh giá thang điểm ĐẠT, KHÔNG ĐẠT, KHÔNG LÀM.

7. Mẫu checklist vệ sinh khu vực ăn uống

Khu vực ăn uống là nơi cần được quan tâm nhiều nhất trong tòa nhà bởi đây chính là nơi rất dễ phát tán nấm men mốc,...từ thức ăn. Những hạng mục cần kiểm tra đó là:

  • Sàn
  • Cửa
  • Tường
  • Tủ lạnh
  • Bàn ghế
  • Bồn rửa
  • Xà Bông
  • Thùng rác

Bảng checklist tòa nhà theo khu vực ăn uống tòa nhà được sử dụng bởi 3 mức độ đánh giá thang điểm ĐẠT, KHÔNG ĐẠT, KHÔNG LÀM.

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp đến bạn những mẫu checklist vệ sinh tòa nhà phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng, những thông tin trên có thể nắm rõ hơn và sử dụng tốt bảng checklist. 

Bình luận (0):

Viết bình luận

Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!