Bật mí cách đánh bóng sàn đá nhanh và hiệu quả nhất

Bật mí cách đánh bóng sàn đá nhanh và hiệu quả nhất

Hiện nay việc thiết kế sàn đá cho các công trình đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, sàn đá sau thời gian dài sử dụng sẽ bị xuống cấp và mất đi độ bóng đẹp tự nhiên. Do đó mà nhu cầu đánh bóng sàn đá tăng cao. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn và các vết ố, duy trì tính thẩm mỹ cũng như kéo dài tuổi thọ cho sàn đá. Đây cũng sẽ là chủ đề chính cho bài viết hôm nay của Ecoclean - Cách đánh bóng sàn đá nhanh chóng và hiệu quả!

danh-bong-san-da-eco

1. Quy trình đánh bóng sàn đá

Để đánh bóng sàn đá, ta phải theo một quy trình cụ thể và công việc này phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Khác với các chất liệu khác, đá rất khó vệ sinh và “khó chiều”. Nếu không thực hiện cẩn thận sẽ làm đá bị trầy xước và ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm. 

1.1. Chuẩn bị

Đây là giai đoạn quan trọng trước khi đánh bóng sàn đá, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và mức hiệu quả của công việc. Vì vậy mà cần chuẩn bị thật tổ để mọi việc diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng:

  • Đội ngũ thi công tiến hành xác định diện tích bề mặt đá cần làm sạch. 
  • Di dời đồ vật ra khỏi khu vực cần đánh bóng. Đồng thời, hãy đặt biển báo nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh. Vì khi vệ sinh thì mặt sàn rất trơn, dễ té ngã nên cần lưu ý di chuyển đi lại thật cẩn thận.
  • Chuẩn bị đầy đủ các máy móc, dụng cụ và thiết bị cho công việc như máy hút bụi, máy đánh bóng sàn, chổi, cây lau nhà và nước sạch, hóa chất đánh bóng, đồ bảo hộ,...
  • Tiếp theo là quét sạch sàn đá, loại bỏ bụi bẩn và đất cát để công việc đánh bóng đạt được hiệu quả cao nhất. 

lau-san-da

1.2. Kiểm tra tình trạng bề mặt đá

Tùy theo tình trạng hư hại của đá mà đội ngũ nhân viên sẽ đề xuất phương pháp thực hiện cho phù hợp. Đối với các khu vực có đá bị nứt, mẻ, vỡ thì cần tiến hành phá bỏ để lát đá lại. Còn đối với trường hợp lớp mạch chít đã bám bụi bẩn và có màu đen thì cũng cần phá bỏ. Sau đó sử dụng các keo chà ron - loại keo chuyên dụng, để tạo đường mạch chít mới. 

1.3. Đánh bóng sàn đá với hóa chất

Tùy theo từng chất liệu đá mà sẽ có hóa chất đánh bóng phù hợp. Sau khi đã xác định được hóa chất thì sẽ tiến hành công đoạn vệ sinh sàn. Đội ngũ nhân viên khởi động máy chà và máy rửa sàn. Tiếp theo, họ sẽ thực hiện theo trình tự từng trong ra ngoài và vệ sinh theo từng khu vực để đảm bảo có được hiệu quả cao nhất. 

Sau khi đã chà xong sàn, nhân viên phun hóa chất lên toàn bộ mặt đá. Để nâng cao hiệu quả, họ sẽ sử dụng máy đánh bóng. Sàn đá được đánh bóng từ từ với mục đích là không làm nứt, mẻ, vỡ mà vẫn đảm bảo bề mặt đá sáng như gương. Tuy nhiên thì máy đánh bóng có công sức rất lớn, thực hiện nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian mà cũng không cần tốn nhiều sức. 

danh-bong-san-da

1.4. Công đoạn chống thấm cho bề mặt đá

Trong quá trình đánh bóng sàn thì không thể nào thiếu chống thấm cho bề mặt đá. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn bụi bẩn và nước thấm vào trong mạch. Do đó mà sàn đá luôn giữ được tính thẩm mỹ và có tuổi thọ cao. 

Có hai cách chống thấm phổ biến là dùng cây lăn hoặc phủ miếng thấm chuyên dụng. Cả hai phương pháp này đều diễn ra nhanh chóng nhưng đảm bảo mang đến hiệu quả.

1.5. Làm sạch sàn đá

Theo đúng quy trình thì sau khi đánh bóng, bạn cần phải vệ sinh sàn đá một lần nước. Lúc này, nhân viên sẽ dùng hóa chất, nước sạch và dụng cụ để lau chùi và loại bỏ bụi bẩn cũng như các hóa chất đánh bóng còn đọng lại. Cuối cùng là làm khô toàn bộ bề mặt đá.

ve-sinh-san-da

1.6. Bàn giao công việc

Khi công việc hoàn tất, đội ngũ thi công sẽ dọn dẹp toàn bộ dụng cụ, máy móc, thiết bị và hóa chất để trả lại không gian sạch sẽ như ban đầu. Tiếp theo là di chuyển đồ đạc về vị trí ban đầu, tháo gỡ các biển cảnh báo và thu gom, xử lý chất thải đúng nơi quy định.

Sau đó, đơn vị thi công sẽ kiểm tra toàn bộ khu vực sàn đá đã đánh bóng một lần nữa trước khi bàn giao công trình cho khách hàng.

2. Những lưu ý cần biết khi đánh bóng sàn đá

Công việc đánh bóng sàn đá nói khó không khó, nói dễ không dễ. Vì nó đòi hỏi bạn phải hết sức tỉ mỉ và thận trọng. Nếu muốn nâng cao hiệu quả thì không thể bỏ qua các lưu ý sau:

  • Khi thực hiện đánh bóng sàn cần phải chú ý vị trí sàn. Nhân viên cần chà sàn từ vị trí trong cùng rồi ra vị trí bên ngoài, thực hiện xong khu vực này mới đến khu vực khác.
  • Trong quá trình sử dụng hóa chất, đội ngũ thực hiện phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ, để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Sau khi sàn khô hoàn toàn mới gỡ bỏ biển báo, nhằm tránh tai nạn trơn trượt xảy ra.
  • Ở những toà nhà lớn như khách sạch, nhà hàng hay trung tâm thương mại thì cần phải đánh bóng hành lang cẩn thận. Công việc này cần được thực hiện định kỳ, tốt nhất là 6 tháng 1 lần. Vì đây là khu vực chịu tác động nhiều từ bên ngoài và có nhiều người qua lại nên rất dễ bám bụi bẩn. Còn đối với khu vực ít tiếp xúc thì có thể là đánh bóng 2 năm 1 lần.
  • Lựa chọn Công ty vệ sinh uy tín, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thiết bị máy móc cao cấp.

Đánh bóng sàn đá là công việc quan trọng vì giữ tính thẩm mỹ cho tòa nhà. Hy vong qua bài viết trên đây của Ecoclean thì bạn đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên liên hệ cho chúng tôi khi có nhu cầu đánh bóng sàn đá nhé!

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ đánh bóng sàn đá Marble của EcoClean Vệ Sinh Chuyên Nghiệp.

 

 

Bình luận (0):

Viết bình luận

Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!